Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu biết nói

Phát triển ngôn ngữ là 1 trong 7 lĩnh vực cơ bản của trẻ sơ sinh được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Việc hiểu rõ những dấu hiệu bé sắp biết nói sẽ giúp bố mẹ kịp thời trang bị những kỹ năng cần thiết để giúp con phát triển ngôn ngữ ổn định. Hãy cùng Blog aFamilyToday tìm hiểu các dấu hiệu bé sắp biết nói qua bài dưới đây nhé!

Để tìm hiểu thêm về các dấu hiệu bé sắp biết nói cũng như những việc cần làm khi bé sắp biết nói, các bậc phụ huynh hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Blog aFamilyToday nhé!

Các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Bằng những ngôn ngữ riêng của mình như cười, khóc, chau mày, vặn mình… trẻ em đã biết cách thể hiện nhu cầu của mình ngay từ khi còn rất nhỏ.

Trẻ có phản ứng với những câu chuyện của mẹ

Đây là một vấn đề rất quan trọng mà bố mẹ phải chú ý đến, việc tương tác thường xuyên và nhất quán của người thân sẽ giúp bé học cách giao tiếp theo quy luật và tạo ra sự kết nối với mọi người xung quanh.

  • Trẻ 2 - 3 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, đa số các bé đều có phản ứng quay đầu về phía mẹ khi mẹ đang nói chuyện. Thậm chí, nhiều trẻ đã bắt đầu tạo ra những âm thanh khác nhau như đang hưởng ứng câu chuyện của mẹ.
  • Giai đoạn 4 tháng tuổi: Bé bắt đầu bập bẹ và có thể bắt chước một số âm thanh, ngữ điệu của bố mẹ. Bé cũng phân biệt được cách khóc của mình để thể hiện ý muốn của bản thân với bố mẹ.
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Bé có thể trả lời câu hỏi của bố mẹ bằng những âm thanh cụ thể. Các tiếng bập bẹ của bé sẽ dần rõ ràng hơn, giống tiếng nói hơn với các phụ âm “m” và “b”.

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì?

Kỹ năng nghe - hiểu thường phát triển trước kỹ năng diễn đạt (kỹ năng nói chuyện) do vậy bố mẹ nên quan sát biểu hiện tiếp thu và phản ứng của trẻ đối với những thông tin trẻ được tiếp nhận, đây cũng chính là dấu hiệu bé sắp biết nói.

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu biết nói Các dấu hiệu bé sắp biết nói là gì là điều mà bố mẹ rất quan tâm

Dấu hiệu này biểu hiện càng sớm thì trẻ biết nói càng sớm:

  • Trẻ cố gắng phát ra âm thanh: Khoảng 10 tháng tuổi, trẻ có thể bất ngờ phát ra âm thanh nghe gần giống với một từ có nghĩa nào đó, thông thường những từ này là “pa pa” hay “ma ma”. Tuy những từ ngữ đó đều rất đơn giản nhưng âm thanh này là tất cả những gì bé có thể làm được trong giai đoạn này, đối với trẻ những âm thanh được phát ra ở thời điểm này đều được ký hiệu cho vài ý nghĩa nhất định.
  • Trẻ có thể hiểu lời nói của bố mẹ: Đây là dấu hiệu rất quan trọng cho thấy “bé học nói”. Bé sẽ ngày càng hiểu được lời nói của bố mẹ, từ đó có thể nói được những âm thanh được lặp lại thường xuyên như “mẹ”, “bố”, “bế”, “ông”, “bà”... Thậm chí, có nhiều trẻ còn nhận biết được các con vật và gọi tên cụ thể của chúng.
  • Trẻ đáp lại khi được vẫy tay và chào tạm biệt: Trẻ bắt đầu làm theo các hướng dẫn của bố mẹ với những hành động đơn giản như “vẫy tay chào” hoặc biết cách đáp lại khi được yêu cầu “thơm mẹ”... Đây được xem là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy trẻ sắp biết nói.
  • Trẻ cố gắng nói chuyện bằng những tiếng nói bập bẹ: Những tiếng bập bẹ được trẻ kéo dài như một câu nói của người lớn. Đặc biệt, trẻ còn biết cách bắt chước kiểu nói, nét mặt và giọng nói của người lớn xung quanh. Ngoài ra, dấu hiệu bé sắp biết nói này có thể biểu hiện ở việc bé bắt chước bố mẹ gọi điện thoại.

Thông thường những từ đầu tiên mà trẻ gọi đó là các thành viên trong gia đình

Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu biết nói?

Khi thấy có những dấu hiệu bé sắp biết nói, bố mẹ hãy chăm chỉ, kiên trì nói chuyện với con. Hãy thường xuyên lặp đi lặp lại tên người thân, con vật, đồ vật… hoặc kiên nhẫn mô tả những gì mẹ đang cho bé nghe, nói về những hoạt động của trẻ với mọi người xung quanh.

  • Luôn luôn nói chuyện với bé ngay cả khi trẻ đang chơi, tắm hoặc đang hoạt động một công việc ưa thích nào đó. Việc thường xuyên nói chuyện như vậy sẽ giúp trẻ học nói nhanh chóng thông qua những gì bé thấy, nghe và làm.
  • Khi bé bập bẹ chỉ vào những đồ vật mà bé cảm thấy tò mò, bố mẹ hãy nói cho bé và để bé đọc đi đọc lại theo mình. Trẻ có thể dễ dàng hiểu hơn khi bố mẹ nói với tốc độ chậm, vì vậy cần lưu ý khi trò chuyện. Ngoài ra, nên nhấn mạnh các từ ngữ mà bố mẹ muốn con học bằng cách ngân dài hơn, nói to hơn hoặc nâng tông cao hơn.
  • Kiên nhẫn mở rộng chủ đề bằng cách thêm những thông tin liên quan vào những vấn đề bé cảm thấy thích thú. Ví dụ bé chỉ vào con mèo, đừng chỉ nói tên của con mèo là xong, hãy nói cho bé thêm các thông tin như con mèo thích ăn cá, con mèo bắt con chuột, con mèo kêu meo meo…
  • Không nên đặt quá nhiều câu hỏi cho trẻ mà hãy thảo luận về những hoạt động, nói chuyện rõ ràng để cung cấp nhiều thông tin cho trẻ tiếp thu. Sự kích thích ngôn ngữ trong giai đoạn bé học nói nên được giữ trạng thái vui vẻ, hãy cho trẻ thấy rằng đây không phải một công việc đơn điệu, nhàm chán, căng thẳng, áp đặt… mà đây là một hoạt động rất thú vị.
  • Tạo cơ hội cho trẻ được nói. Ví dụ, khi trẻ chỉ vào món đồ chơi nào đó và đòi lấy chúng, đừng đưa ngay cho trẻ, hãy dành cơ hội này để trẻ được nói, được diễn tả món đồ chơi đó. Ngoài ra, hãy dành những lời khen khi trẻ nói đúng để tăng kích thích ngôn ngữ cho trẻ.
  • Thời gian xem tivi của trẻ cần được kiểm soát và chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi của bé. Bố mẹ cũng nên xem cùng con những chương trình ca nhạc thiếu nhi, hoạt hình… Khi xem bố mẹ có thể bình luận, nói chuyện để giúp trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.
  • Hãy tập cho trẻ những từ ngữ, bài học từ dễ đến khó. Khi tập, nên lặp lại nhiều lần để trẻ kịp thời ghi nhớ, tốt nhất nên chọn những vật gần gũi hay những hành động thường lặp đi lặp lại.

Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu biết nói Lặp đi lặp lại tên những con vật quen thuộc sẽ khiến trẻ ghi nhớ tốt hơn

Là bố mẹ, ai cũng hạnh phúc khi được nghe những âm thanh đầu tiên khi con bắt đầu tập nói, tập gọi “bố”, gọi “mẹ”. Chính vì vậy, bố mẹ hãy luôn quan tâm, quan sát con cái thật nhiều để có thể phát hiện những dấu hiệu bé sắp biết nói và kiên trì dạy bé tập nói để kích thích khả năng ngôn ngữ từ sớm cho con. Hãy nhớ rằng, bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý và tính cách con sau này nhé!


Hvorfor giver natbadning mig hovedpine? Hvordan undgår man?

Hvorfor giver natbadning mig hovedpine? Hvordan undgår man?

Vi tror ofte, at det at tage et brusebad før sengetid vil hjælpe kroppen med at slappe af, slappe af og sove bedre. Du ved dog ikke, at det at tage et natbad vil give hovedpine og føre til mange andre farlige konsekvenser.

Sundhedseffekter af antibiotika

Sundhedseffekter af antibiotika

Er de skadelige virkninger af antibiotika på helbredet et problem, som du er bekymret over? Lad os finde ud af svaret på dette problem i artiklen nedenfor!

Hvad er bivirkningerne af antibiotika på helbredet?

Hvad er bivirkningerne af antibiotika på helbredet?

Hvad er bivirkningerne af antibiotika? Er det farligt? Dagens artikel hjælper dig med at lære om dette problem. Lad os finde ud af det nu!

Lær om oxidativ stress for at leve sundere hver dag

Lær om oxidativ stress for at leve sundere hver dag

Du er meget modtagelig for oxidativ stress, når antallet af frie radikaler i kroppen er for stort. Denne tilstand kan forårsage mange negative helbredseffekter.

Differentier hudtyper og passende pleje

Differentier hudtyper og passende pleje

Vores ansigtshud er opdelt i 4 typer, som hver især vil have forskellige egenskaber og pleje. Lær om almindelige hudtyper, og hvordan du plejer dem ordentligt derhjemme.

Råd: Skal en godartet struma opereres?

Råd: Skal en godartet struma opereres?

Valget af behandlingsplan for struma afhænger af mange faktorer. Men for godartet struma, bør der ikke opereres for at helbrede sygdommen fuldstændigt?

Hvis du har skoldkopper, kan du så få det igen?

Hvis du har skoldkopper, kan du så få det igen?

Mange mennesker spekulerer på, om de har skoldkopper og så får det igen? Fik du skoldkopper to gange? Hvordan forklarer medicin dette problem, se venligst!

Hvad er den bedste diæt mod skoldkopper?

Hvad er den bedste diæt mod skoldkopper?

Skoldkopper er en af ​​de mest almindelige infektionssygdomme. For effektivt at behandle og undgå tilstanden af ​​sygdommen værre, bør folk med skoldkopper vide, hvad de skal spise for at undgå skoldkopper.

Hvad er en god sovestilling for fordøjelsessystemet?

Hvad er en god sovestilling for fordøjelsessystemet?

For at undgå maveproblemer bør du kende de gode sovestillinger for fordøjelsessystemet, der er nævnt i denne artikel.

Hvad er årsagen til denguefeber? Hvornår ved jeg, at jeg er kommet mig efter denguefeber?

Hvad er årsagen til denguefeber? Hvornår ved jeg, at jeg er kommet mig efter denguefeber?

Denguefeber overføres af myg (det videnskabelige navn er Aedes aegypti). Sygdommen udvikler sig hurtigt og viser typiske symptomer i hvert stadie. Normalt kan sygdommen helbredes inden for 7-10 dage med korrekt behandling. Så hvornår ved du, at du er kommet dig efter denguefeber?